Tìm hiểu thế giới vũ trụ kì bí quanh taTìm hiểu thế giới vũ trụ kì bí quanh ta Tìm hiểu thế giới vũ trụ kì bí quanh ta

Đa vũ trụ là gì? Đa vũ trụ có tồn tại không?

Thuyết đa vũ trụ là gì ? Đa vũ trụ có tồn tại không? Đây đều là các câu hỏi mà rất nhiều người tìm hiểu về vũ trụ có chung câu hỏi này. Ở bài viết này hãy cùng https://thegioivutru.com/ tìm hiều về nó nhé.

1. Đa vũ trụ tiếng anh là gì?

Đa vũ trụ trong tiếng Anh có nghĩa là “Multiverse: /ˈmʌltɪˌvɜrs/” được dùng để chỉ một khái niệm trong vật lý lý thuyết và trong các thể loại văn học khoa học viễn tưởng. Đây là ý tưởng rằng có nhiều vũ trụ song song tồn tại, mỗi vũ trụ có thể có các đặc tính và điều kiện khác nhau.

2. Đa vũ trụ là gì?

Đa vũ trụ là giả thuyết về sự tồn tại song song các vũ trụ (có cả vũ trụ chúng ta đang sống), trong đó bao gồm tất cả mọi thứ tồn tại và có thể tồn tại: không gian, thời gian, vật chất, năng lượng và các định luật vật lý. Thuật ngữ được ra đời vào năm 1895 bởi nhà tâm lý và lý luận học người Mỹ William James. Những vũ trụ cùng tồn tại trong khối đa vũ trụ được gọi là “thế giới song song”, “vũ trụ song song”, “vũ trụ khác” hoặc “vũ trụ thay thế”.

* Lịch sử ra đời của thuyết “Đa vũ trụ”:

– Thế kỷ 19 và Đầu thế kỷ 20:

Khám phá về Vũ trụ Vô hạn: Các nhà khoa học và triết gia như Giordano Bruno (1548-1600) và Arthur Eddington (1882-1944) đã đưa ra các ý tưởng về vũ trụ vô hạn, nơi mà không gian không có ranh giới và có thể chứa vô số hành tinh và ngôi sao.

– Những năm 1920 và 1930:

Thuyết Big Bang: George Lemaître (1894-1966) và Edwin Hubble (1889-1953) phát triển và chấp nhận thuyết Big Bang, mô tả rằng vũ trụ của chúng ta bắt đầu từ một sự kiện phát nổ lớn và mở rộng ra.

– Những năm 1950 và 1960:

Hugh Everett III (1930-1982): Đóng góp: Ông đề xuất thuyết Đa vũ trụ trong lĩnh vực cơ học lượng tử, ý tưởng gọi là “Lý thuyết Đa vũ trụ” (Many-Worlds Interpretation), được đưa ra năm 1957.

John Archibald Wheeler (1911-2008): Đóng góp: Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, Wheeler đề xuất các ý tưởng về vũ trụ Đa chiều và các mô hình không gian- thời gian phức tạp hơn.

Richard Feynman (1918-1988): Đóng góp: Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, Feynman không chỉ nổi tiếng với công trình trong lĩnh vực cơ học lượng tử mà còn có sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề về không gian- thời gian và tồn tại của nhiều vũ trụ song song.

– Thế kỷ 21:

Alan Guth (1947 – ): Đóng góp: Nhà vật lý người Mỹ, Guth phát triển lý thuyết về sự mở rộng nhanh của vũ trụ, gọi là “Inflationary Universe”, mở ra các khía cạnh về sự tồn tại của nhiều vũ trụ song song và các không gian khác nhau.

Edward Witten (1951 – ): Đóng góp: Là một nhà toán học và vật lý lý thuyết người Mỹ, Witten đã đóng góp vào phát triển lý thuyết dây và lý thuyết M-Theory, mở ra các khía cạnh mới về vũ trụ và sự tồn tại của nhiều vũ trụ.

* Phân tích về thuyết Đa Vũ Trụ:

Ở góc độ phân tích ta sẽ thấy như sau:

  1. Cơ Sở Lý Thuyết: Lý thuyết dây và lý thuyết màng: Trong các mô hình như thuyết dây và lý thuyết màng, Đa vũ trụ có thể là hậu quả của sự tồn tại của các chiều không gian bổ sung hoặc các màng không gian khác nhau. Những mô hình này đề xuất rằng vũ trụ của chúng ta chỉ là một phần nhỏ của một không gian lớn hơn, và có thể có nhiều vũ trụ khác nhau tồn tại song song.
  2. Phân tích về Các Điều Kiện Tồn TạiMột lý do chính để nghiên cứu Đa vũ trụ là khả năng các vũ trụ khác nhau có thể có các hằng số vật lý khác nhau. Ví dụ, hằng số vật lý như hằng số mômen động lượng hạt nhân, tỷ lệ tăng tốc vũ trụ, hay thậm chí số chiều không gian và thời gian có thể khác nhau trong các vũ trụ khác nhau. Sự đa dạng này có thể cung cấp giải thích cho sự đa dạng của các quan sát thiên văn và các quy luật vật lý mà chúng ta quan sát trong vũ trụ hiện tại.
  3. Thực Tiễn Hóa và Kiểm Chứng:Mặc dù lý thuyết Đa vũ trụ có sức hấp dẫn lớn trong cộng đồng khoa học, nó vẫn là một lĩnh vực mà chưa có bằng chứng thực tế hoặc quan sát nào rõ ràng cho đến nay. Khả năng kiểm chứng lý thuyết này rất hạn chế do tính chất của các vũ trụ song song và sự khác biệt lớn về quy mô và tỷ lệ.
* Những Câu Hỏi và Thách Thức:
  • Độ Tin Cậy và Kiểm Chứng: Có thể kiểm chứng lý thuyết Đa vũ trụ như thế nào trong một phạm vi vũ trụ rất hạn chế và có giới hạn về quan sát?
  • Mối Liên Hệ Giữa Các Vũ Trụ: Liệu có phương pháp nào để phát hiện và nghiên cứu các vũ trụ song song? Nếu có, thì chúng ta có thể làm gì để giao tiếp với chúng?
  • Phân Biệt giữa Lý Thuyết và Khoa Học Viễn Tưởng: Lý thuyết Đa vũ trụ thường xuất hiện trong văn học khoa học viễn tưởng, nhưng sự khác biệt giữa các lý thuyết khoa học và các cốt truyện văn học là gì và làm thế nào để phân biệt chúng?

3. Vậy cuối cùng thì Đa vũ trụ có tồn tại hay không?

Theo mình thì: Đa vũ trụ hoàn toàn có khả năng tồn tại, mặc dù nó vẫn nằm trong lý thuyết về vũ trụ học của loài người. Tuy nhiên mình sẽ phân tích thêm về luận điểm này.

Khái niệm đa vũ trụ (multiverse) là một trong những chủ đề phức tạp và gây tranh cãi trong vật lý và triết học. Nó đề cập đến ý tưởng rằng vũ trụ của chúng ta không phải là vũ trụ duy nhất, mà thay vào đó có thể tồn tại vô số vũ trụ khác nhau.

Hầu hết các nhà vũ trụ học tin rằng vào thời điểm khi vũ trụ mới hình thành, kích thước của nó không mấy to lớn. Nhưng trong nháy mắt, vũ trụ đột nhiên mở rộng đáng kể, và thể tích của nó tăng lên không biết bao nhiêu lần.
Quá trình giãn nở bí ẩn đó và “Vụ nổ Big Bang” đã khiến một số nhà nghiên cứu tin rằng sự tồn tại của đa vũ trụ là có thể, hoặc thậm chí là rất có thể xảy ra. Trong khi sự giãn nở của vũ trụ đã kết thúc cách đây khoảng 13,8 tỷ năm với những hiểu biết của chúng ta về Trái Đất, thì sự giãn nở ấy vẫn đang tiếp diễn ở nơi khác. Đây được gọi là sự “giãn nở vĩnh cửu”.
Và khi sự giãn nở ấy kết thúc ở một nơi nào đó, một vũ trụ bong bóng mới sẽ được hình thành. Thế nhưng, những vũ trụ bong bóng ấy lại không thể liên hệ với nhau vì chúng vẫn đang tiếp tục mở rộng đến vô tận. Nếu chúng ta cố đến rìa bong bóng của mình, nơi nó có thể tiếp xúc với vũ trụ bong bóng khác, thì chúng ta sẽ mãi mãi không bao giờ tới được đó. Bởi lẽ rìa bong bóng ngày càng ra xa chúng ta với tốc độ nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng

Minh họa về sự giãn nở của bong bóng vũ trụ

Minh họa về sự giãn nở của bong bóng vũ trụ
– CƠ HỌC LƯỢNG TỬ VÀ VŨ TRỤ SONG SONG
Có một số nghin cứu khác đưa ra ý tưởng về vũ trụ song song dựa trên cơ học lượng tử. Trong cơ học lượng tử, nhiều trạng thái tồn tại của các hạt siêu nhỏ có thể xảy ra đồng thời – một “hàm sóng” bao gồm tất cả các khả năng. Tuy nhiên, khi quan sát, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một trong các khả năng. Vũ trụ của chúng ta phân nhánh thành các lựa chọn gần như vô tận.

Chỉ 1 khả năng mà ta có thể thấy

Chỉ 1 khả năng mà ta có thể thấy
Những vũ trụ song song đó hoàn toàn tách biệt và không thể giao nhau, vì vậy mặc dù có thể có vô số phiên bản “bạn” hay “mình” sống một cuộc sống khác với chúng ta ở thế giới này, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ biết được điều đó.
– KHÔNG GIAN VÔ TẬN, VŨ TRỤ VÔ HẠN
Một số nghiên cứu khác lại cho rằng nếu vũ trụ mà chúng ta đang sống tồn tại vĩnh viễn, thì có rất nhiều cách để các khối vật chất tự sắp xếp trong không gian vô tận. Cho đến một lúc nào đó, bất kỳ số lượng hữu hạn các loại hạt nào cũng phải lặp lại một cách sắp xếp cụ thể.
Theo giả thuyết, trong một không gian đủ lớn, những hạt đó phải lặp lại cách sắp xếp toàn bộ hệ mặt trời và cả các thiên hà. Vì vậy cuộc đời của chúng ta cũng có thể được lặp lại ở nơi khác trong vũ trụ.
Nhưng nếu vũ trụ bắt đầu từ một điểm hữu hạn, như các nhà vật lý vẫn tin từ trước tới nay, thì một phiên bản “bạn” hoặc “mình” khác có thể không tồn tại, số lượng cách sắp xếp của các hạt trong vũ trụ có thể tiến đến vô hạn nhanh hơn so với số lượng các vũ trụ có thể tăng lên do giãn nở

Điểm hữu hạn của vũ trụ
Vừa rồi chúng ta đa đi qua những giả thuyết và nghiên cứu về việc có tồn tại một vũ trụ song song thì bây giờ sẽ đến những lập luận chống lại thuyết đa vũ trụ
Chúng ta cần biết, không có cách nào để kiểm tra các lý thuyết về đa vũ trụ, vì vậy nếu không có cách nào để bác bỏ các lý thuyết, liệu chúng có thực sự đáng tin không?

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Footer Tùy Chỉnh Footer Tùy Chỉnh Footer Tùy Chỉnh Footer Tùy Chỉnh

Press ESC to close